Niacinamide đang là một trong những thành phần được các tín đồ làm đẹp yêu thích và săn đón. Không chỉ nổi bật với khả năng cải thiện làn da toàn diện, Niacinamide còn cực kỳ lành tính và phù hợp với hầu hết mọi loại da, kể cả da nhạy cảm. Hãy cùng DoMeCare tìm hiểu chi tiết về Niacinamide là gì, công dụng, cách dùng đúng chuẩn, cũng như những cách kết hợp Niacinamide với các hoạt chất khác để phát huy tối đa hiệu quả nhé!
1. Niacinamide là gì?
Niacinamide là một dạng của vitamin B3 (niacin), một chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần để duy trì sức khỏe của da, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và nhiều cơ quan khác. Trong tự nhiên, niacinamide có thể được tìm thấy trong các loại rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, trứng, sữa đậu nành, cá hồi…
Ngày nay, niacinamide được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc da như serum, kem dưỡng, sữa rửa mặt, kem chống nắng nhờ khả năng chăm sóc và cải thiện làn da toàn diện, đặc biệt hiệu quả với các vấn đề về sắc tố, mụn và lão hóa.
2. Niacinamide có tác dụng gì?
Niacinamide được ưa chuộng vì mang lại nhiều lợi ích nổi bật cho làn da, cụ thể:
- Hỗ trợ điều trị mụn: Giảm viêm, kiểm soát dầu thừa và hạn chế sự hình thành mụn mới.
- Làm sáng da, giảm thâm nám: Ức chế quá trình hình thành melanin, từ đó làm mờ thâm, nám, tàn nhang, giúp da đều màu và sáng khỏe.
- Cải thiện lão hóa da: Giảm nếp nhăn, tăng cường sản sinh collagen, giúp da căng mịn và săn chắc.
- Giảm tình trạng da sần sùi, lỗ chân lông to: Se khít lỗ chân lông và làm mềm mịn bề mặt da.
- Phục hồi và củng cố hàng rào bảo vệ da: Tăng cường khả năng giữ ẩm và bảo vệ da khỏi tác động từ môi trường.
- Giảm ngứa, viêm, đỏ da: Rất phù hợp với những làn da nhạy cảm, da bị kích ứng.
Niacinamide có làm trắng da không? Niacinamide làm trắng da bằng cách làm mờ thâm nám, giảm sạm da, ức chế sắc tố melanin, dưỡng da sáng đều màu và khỏe hơn.
3. Nồng độ Niacinamide nên dùng bao nhiêu?
Việc lựa chọn nồng độ phù hợp giúp niacinamide phát huy công dụng tốt nhất mà không gây kích ứng:
- Từ 2% – 4%: An toàn với mọi loại da, kể cả da nhạy cảm hoặc mới bắt đầu sử dụng. Ở mức 4%, Niacinamide đã bắt đầu làm sáng làn da không đều màu bằng cách can thiệp vào quá trình sản xuất melanin – làm chậm khả năng hình thành hắc sắc tố như nám, tàn nhang, thâm sạm.
- Từ 5% – 10%: Thích hợp cho da dầu, da mụn hoặc các vấn đề về sắc tố da.
- Trên 10%: Cần thử trước trên một vùng da nhỏ vì có thể gây châm chích với làn da yếu hoặc dễ kích ứng.
Đối với thực phẩm chức năng hoặc viên uống niacinamide, liều dùng dưới 35mg/ngày là an toàn với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung để tránh tác dụng phụ.

4. Niacinamide kết hợp với gì để tăng hiệu quả?
Để tối ưu hóa lợi ích của niacinamide, bạn có thể kết hợp với một số hoạt chất sau:
4.1. Niacinamide và AHA/BHA
AHA (Alpha Hydroxy Acid) và BHA (Beta Hydroxy Acid) là những acid tẩy tế bào chết hóa học giúp làm sạch sâu và tái tạo bề mặt da. Tuy nhiên, do sự chênh lệch pH với niacinamide do đó tốt nhất nên dùng vào khung giờ khác nhau hoặc các ngày luân phiên, tránh gây kích ứng da.
4.2. Niacinamide và Vitamin C
Trước đây từng có quan điểm rằng Niacinamide và Vitamin C không nên dùng chung vì sự chênh lệch pH có thể khiến Niacinamide chuyển thành Niacin, gây đỏ da. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện đại đã bác bỏ điều này. Hiện nay, cả hai hoạt chất đều được sử dụng ở dạng ổn định hơn, an toàn khi kết hợp và còn giúp tăng hiệu quả chống oxy hóa, làm sáng và đều màu da. Nếu da quá nhạy cảm, nên test thử trước hoặc dùng cách lớp để kiểm tra độ phù hợp.
4.3. Niacinamide và Glycyrrhizin (Chiết xuất cam thảo)
Bộ đôi này cực kỳ thích hợp với làn da nám hoặc tổn thương. Glycyrrhizin vừa làm dịu da, vừa dưỡng ẩm, còn niacinamide giúp giảm sắc tố, phục hồi da sáng khỏe.
4.4. Niacinamide và Retinol
Retinol là hoạt chất chống lão hóa “quốc dân” nhưng dễ gây kích ứng. Khi kết hợp với niacinamide, sẽ giúp giảm độ kích ứng, tăng cường hàng rào bảo vệ da, cho hiệu quả cải thiện nếp nhăn và kết cấu da nhanh hơn.
4.5. Niacinamide và Vitamin B5 (Panthenol)
Bộ đôi hoàn hảo cho da nhạy cảm, dễ kích ứng. Giúp phục hồi và tái tạo da, làm dịu viêm đỏ, điều chỉnh lỗ chân lông, dưỡng da mềm mịn và chống lão hóa.
4.6. Niacinamide và Arbutin
Arbutin làm sáng da, giảm thâm nám, kết hợp cùng niacinamide sẽ tăng gấp đôi hiệu quả làm đều màu da, thu nhỏ lỗ chân lông và dưỡng sáng da tự nhiên.
4.7. Niacinamide và Peptide
Nếu bạn không hợp với retinol, bộ đôi niacinamide và peptide là lựa chọn lý tưởng để chống lão hóa, củng cố hàng rào bảo vệ và tăng độ săn chắc cho da.
4.8. Niacinamide và Hydrator (HA, Glycerin, Ceramide,…)
Kết hợp niacinamide với các chất dưỡng ẩm như hyaluronic acid (HA), glycerin hoặc ceramide giúp tăng khả năng giữ nước và phục hồi da sau mụn, hoặc khi da tổn thương do mỹ phẩm.
Khi dùng Niacinamide và Hydrator, cần xem kết cấu của các thành phần này để có thể sử dụng đúng cách. Ví dụ: Niacinamide và Hyaluronic Acid đều có độ pH trung tính, vì vậy, cần phải dựa vào độ sánh của sản phẩm để sử dụng; Ceramides có dạng dầu nên sử dụng Niacinamide trước và Ceramides sau.
Xem thêm: Lotion dưỡng da Radiant Aura Lotion
5. Câu hỏi thường gặp về Niacinamide
5.1. Niacinamide có tốt cho da khô không?
Có, nhờ khả năng cấp ẩm và phục hồi hàng rào da.
5.2. Dùng Niacinamide bao lâu thì có tác dụng?
Nên sử dụng từ 4-12 tuần sử dụng liên tục mới thấy cải thiện rõ.
5. 3. Có thể bôi niacinamide lên nốt mụn bị vỡ không?
Được, bôi sau khi làm sạch kỹ, niacinamide giúp làm dịu và ngừa thâm sẹo.
5.4. Có thể dùng niacinamide hàng ngày không?
Hoàn toàn có thể, thậm chí nên dùng đều đặn để đạt hiệu quả tối ưu.
5.5. Niacinamide có dùng cho bà bầu được không?
Có thể dùng và thậm chí còn là một trong những hoạt chất an toàn nhất cho bà bầu trong skincare hiện nay.
6. Kết luận
Niacinamide là một hoạt chất đa năng, an toàn và cực kỳ phù hợp cho mọi loại da. Nếu biết cách kết hợp với các hoạt chất khác như vitamin C, glycyrrhizin, retinol, hoặc hydrator… bạn sẽ có một làn da khỏe đẹp, mịn màng và tươi trẻ dài lâu.
Tài liệu tham khảo
Tác giả: Frances Gatta, Niacinamide Uses for Skin: Benefits and Side Effects, WebMD. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2025.